Trẻ ở độ tuổi từ 3 - 6, nếu cha mẹ không tập cho trẻ tinh thần trách nhiệm về công việc trong cuộc sống thì trẻ sẽ dần dần hình thành thói quen sống bừa bãi, ẩu đoảng, vô trách nhiệm. Điều này ảnh hướng rất xấu đến tương lai của trẻ. Vậy, cha mẹ có thể tạo cho trẻ thói quen sống có trách nhiệm như thế nào?
Thông qua trò chơi để
tạo thói quen sống có trách nhiệm cho trẻ
Thông qua hoạt động
chơi, đùa với trẻ để dạy trẻ biết cách dọn dẹp đồ chơi và xem việc dọn dẹp đồ
chơi cũng là một phần của trò chơi, qua đó bé sẽ thấy hào hứng với việc dọn dẹp
đồ chơi và cảm thấy công việc này thật nhẹ nhàng. Có thể nói với trẻ là “Mình
lái xe vào bãi đỗ xe nào”, “cho bạn gấu về nhà của gấu nào” hay có thể vừa dọn
dẹp đồ chơi vừa cùng bé đọc bài thơ: “Giờ chơi hết rồi/ Nào các bạn ơi! Ta cùng
cất lại/ Đồ dùng đồ chơi/vào nơi quy định”... Như vậy, cha mẹ sẽ tạo cho trẻ
thói quen tự giác cất dọn đồ chơi sau khi chơi. Sau đó, trẻ dần dần sẽ hiểu
được mình nên có trách nhiệm với hành vi mà mình gây ra.
Giúp trẻ thành công với
những trách nhiệm mà chúng được giao
- Những việc giao cho
trẻ phải là những việc trẻ có thể làm được. Chia nhỏ những công việc lớn thành
những việc nhỏ và hướng dẫn trẻ từng cách làm cụ thể. Trẻ sẽ không cảm thấy
choáng ngợp khi quyết định nên làm cái gì trước thay cho chọn làm tất cả mọi
việc cùng một lúc.
- Lên kế hoạch thực
hiện nhiệm vụ cho trẻ và cho tạo mọi điều kiện về thời gian cũng như dụng cụ
cần thiết để trẻ thực hiện nhiệm vụ. Muốn tạo thành thói quen thì cha mẹ nên
nhắc nhở trẻ thực hiện nhiệm vụ nào vào giờ nào một cách cố định như “buổi sáng
sau khi làm vệ sinh xong thì con sẽ tưới cây trước khi ăn sáng”.
- Trẻ thường xuyên nhận được sự giúp đỡ cần thiết mỗi khi gặp khó khăn.
- Trẻ cần được phép hưởng những thành quả do mình tạo nên. Khen trẻ về sự giúp đỡ và những nỗ lực của trẻ dù cho việc đó có được hoàn thành tốt đẹp hay không. Việc khen trẻ còn giúp các bé học sống trách nhiệm dễ dàng hơn so với việc cho trẻ tiền hay quà để trẻ làm tốt việc được giao.
- Trẻ thường xuyên nhận được sự giúp đỡ cần thiết mỗi khi gặp khó khăn.
- Trẻ cần được phép hưởng những thành quả do mình tạo nên. Khen trẻ về sự giúp đỡ và những nỗ lực của trẻ dù cho việc đó có được hoàn thành tốt đẹp hay không. Việc khen trẻ còn giúp các bé học sống trách nhiệm dễ dàng hơn so với việc cho trẻ tiền hay quà để trẻ làm tốt việc được giao.
Tôn trọng và tin tưởng
trẻ
Cha mẹ không nên lúc
nào cũng coi trẻ là con nít không biết gì, mà có rất nhiều việc trong gia đình
cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của trẻ, đặc biệt là những việc liên quan đến
trẻ như “theo con mẹ nên đặt bàn học của con ở đâu?”. Nếu trẻ chưa đưa ra được
ý kiến của mình, mẹ có thể gợi ý trẻ “mẹ đặt ở cạnh cửa sổ này hơn hay góc kia
hơn nhỉ?”. Như vậy, trẻ sẽ vui thích được đóng góp sức mình vào công việc gia
đình và tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm.
Giúp trẻ nhìn nhận về
tinh thần trách nhiệm
Nói cho trẻ hiểu thế
nào là sống có trách nhiệm. Dạy trẻ sống trách nhiệm qua những hành động
thiết thực như:
- Biết quan tâm tới cảm
xúc của của người khác và đối xử công bằng với họ.
- Luôn nói sự thật,
ngay cả khi nhận lỗi.
- Làm theo lẽ phải ngay
cả khi việc đó không như ý muốn hay phải từ bỏ những gì mong muốn.
- Tập làm chủ bản thân.
- Yêu thương bản thân
và những gì mình đạt được, thỏa mãn với cách cư xử phù hợp, với những gì có thể
làm và những thành quả mới.
Cha mẹ làm tấm gương
sáng cho trẻ
Nếu cha mẹ lúc nào cũng qua loa, đại khái, nói trước quên sau, trốn tránh trách nhiệm thì trẻ sẽ hiển nhiên học hỏi điều này từ cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần nhìn nhận lại việc làm của bản thân, phải luôn luôn là tấm gương về tinh thần trách nhiệm để trẻ học hỏi và noi theo
Nếu cha mẹ lúc nào cũng qua loa, đại khái, nói trước quên sau, trốn tránh trách nhiệm thì trẻ sẽ hiển nhiên học hỏi điều này từ cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần nhìn nhận lại việc làm của bản thân, phải luôn luôn là tấm gương về tinh thần trách nhiệm để trẻ học hỏi và noi theo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét