Có một nghiên cứu nói
rằng: Vào tuổi lên hai, nếu bé của bạn biết nói dối và thường xuyên nói dối thì
bạn chẳng những không nên bực mình mà còn nên… ăn mừng.
Nói dối sớm chứng tỏ
đứa bé sớm biết tư duy và đó là dấu hiệu của một người thông minh về sau.
Nhưng khi đứa bé lớn
lên với căn bệnh nói dối kinh niên thì đó là thảm họa. Dối cha mẹ để lấp liếm
chuyện sai trái, dối tiền bạc, dối chuyện học hành… Chẳng ai nói đứa bé dối trá
kia là thông minh (dù nó có thông minh), ngược lại người ta lo lắng ẩn họa đâu
đó một nhân cách méo mó nếu nó không được uốn nắn.
Các bài học đạo đức đều
đề cao tính trung thực và phê phán thói giả dối. Cha mẹ thấy con trung thực là
con ngoan. Nhà trường đòi hỏi học sinh không dối thầy gạt bạn, không gian lận,
quay cót… Những công dân trung thực sẽ làm nên một xã hội minh bạch, lành mạnh.
Trung thực là nền tảng của nhân cách tốt và là nền tảng của một xã hội tốt đẹp.
Về mặt nhận thức, mọi đứa trẻ được giáo dục sẽ dễ dàng trả lời: trung thực là tốt, dối trá là xấu. Một cách tự nhiên nó sẽ khao khát làm người tốt và tất nhiên nó mong muốn được sống trung thực.
Trung thực với mình, trung thực với mọi người, được hãnh diện về phẩm cách trong sạch của chính mình. Nhưng kỳ lạ, ngày nay những đứa trẻ thường tự đặt câu hỏi: Vì sao bài học thế này nhưng thực tế là thế kia? Bài đạo đức chưa ráo mực cô giáo đã bày học sinh xé vở có trang điểm kém, không kể chuyện tồi tệ ở trường cho cha mẹ, nói dối khi có đoàn kiểm tra…
Về mặt nhận thức, mọi đứa trẻ được giáo dục sẽ dễ dàng trả lời: trung thực là tốt, dối trá là xấu. Một cách tự nhiên nó sẽ khao khát làm người tốt và tất nhiên nó mong muốn được sống trung thực.
Trung thực với mình, trung thực với mọi người, được hãnh diện về phẩm cách trong sạch của chính mình. Nhưng kỳ lạ, ngày nay những đứa trẻ thường tự đặt câu hỏi: Vì sao bài học thế này nhưng thực tế là thế kia? Bài đạo đức chưa ráo mực cô giáo đã bày học sinh xé vở có trang điểm kém, không kể chuyện tồi tệ ở trường cho cha mẹ, nói dối khi có đoàn kiểm tra…
Bệnh thành tích đẩy nhà
trường chạy đua bất chấp mọi thứ: những cá nhân đòi hỏi trung thực bị trù dập,
đố kỵ. Trong lớp đứa bạn bị xa lánh vì không cho bạn khác xem bài hay tố bạn
quay cóp. Nó thấy người trung thực là người thiệt thòi.
Từng có người thầy vạch
trần gian lận thi cử bị ném đá: nhà trường ném đá vì mất thành tích, đồng
nghiệp ném đá vì bị kỷ luật, phụ huynh học sinh ném đá vì con trượt tốt nghiệp…
Rộng ra trong đời sống,
đứa trẻ thấy đâu đâu cũng có chuyện lá mặt lá trái. Người mẹ dạy con ngay thẳng
một hôm ở chợ về tươi tỉnh vì người bán hàng trả tiền thừa mươi ngàn. Bữa cơm
vợ chồng thi nhau nói xấu “sếp” nhưng bất ngờ có điện thoại giọng đổi ra ngọt
ngào lễ phép; không quý trọng vẫn cung kính vì mong lên chức, lên lương.
Những đứa trẻ rời ngôi nhà, rời mái trường ra xã hội, thấy đời sống nhuốm màu giả trá. Nói vậy mà không làm vậy. Bài học thực tế sống động hơn bài học sách vở. Tin bài học hay tin cuộc sống?
Có nỗi hoang mang. Có vô số niềm tin bị đánh cắp. Nhưng nếu con cái chúng ta lớn lên vẫn có thể là người tử tế, thì cảm ơn cuộc đời đã luyện nên bản lĩnh cao cường của chúng, để nhân cách ấy không bị “nhiễm độc” từ cuộc sống.
Những đứa trẻ rời ngôi nhà, rời mái trường ra xã hội, thấy đời sống nhuốm màu giả trá. Nói vậy mà không làm vậy. Bài học thực tế sống động hơn bài học sách vở. Tin bài học hay tin cuộc sống?
Có nỗi hoang mang. Có vô số niềm tin bị đánh cắp. Nhưng nếu con cái chúng ta lớn lên vẫn có thể là người tử tế, thì cảm ơn cuộc đời đã luyện nên bản lĩnh cao cường của chúng, để nhân cách ấy không bị “nhiễm độc” từ cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét